THIẾT BỊ ĐANG GẶP VẤN ĐỀ VỀ TƯƠNG THÍCH VỚI CÁC DÒNG MAIN ASUS. MÌNH ĐANG TÌM CÁCH ĐỂ FIX LỖI VÀ SẼ GỬI ĐẾN MỌI NGƯỜI MỘT BẢN FIRMWARE UPDATE TRONG THỜI GIAN SỚM NHẤT.

1. Hướng dẫn lắp đặt thiết bị vào máy tính

Cảnh báo: Luôn phải tắt máy tính và cách ly nguồn điện trước khi thực hiện.
Lưu ý: Những thao tác bên dưới cần một số kỹ năng nhất định về máy tính. Bạn có thể nhờ người có chuyên môn để giúp đỡ nếu không đủ khả năng tự thực hiện.

1.1. Xác định FRONT_PANEL trên mainboard

Xác định Front Panel trên main của mình thật chính xác bằng cách tìm trên main vị trí được đánh dấu với nhãn F_PANEL, FRONT_PANEL, hoặc FP. Ngày xưa mỗi hãng sản xuất mainboard sẽ có một kiểu kết nối riêng, nhưng hiện tại theo mình thấy thường gặp nhất là chuẩn như bên dưới. Các bạn nên xem kỹ sách hướng dẫn sử dụng của mainboard đang sử dụng để xác định chính xác vị trí cổng này.

Front Panel Header

Sau khi đã xác định chính xác vị trí Front Panel trên mainboard, tiến hành kết nối dây của thiết bị vào đúng vị trí các chân:

    • Power Switch: tương ứng với cặp dây đen (-) & xanh lá (+)
    • Power Led: tương ứng với cặp dây đen (-) & vàng (+)
    • Reset Button: tương ứng với cặp dây đen (-) & trắng (+)
Lưu ý: Ở bước này bạn chú ý chân (+) và (-) để kết nối đúng cực, nếu không đúng cực thì thiết bị sẽ không hoạt động được, khi đó bạn chỉ cần rút ra đảo chiều dây lại là được. Theo kinh nghiệm của mình các bạn cứ cắm cho mặt chữ quay ra phía ngoài như ảnh bên dưới.

Kết nối dây của các nút trên case vào các vị trí tương ứng của đầu đực để có thể bật tắt máy bằng nút Power của case như bình thường.

1.2. Xác định USB_HEADER trên mainboard

Trên main có rất nhiều cổng USB để bạn kết nối được đánh dấu F_USB hoặc USB_X (với X là số thứ tự của cổng USB). Sau khi đã xác định được cổng USB thuận tiện cho việc kết nối thì bạn cắm dây có đánh dấu USB trên thiết bị vào.

Lưu ý: Cổng USB trên main phải có hỗ trợ chức năng “nguồn chờ” để vẫn có thể cấp nguồn cho thiết bị hoạt động kể cả khi máy tính đã shutdown. Một số mainboard cần phải Disable chế độ DeepSleep trong BIOS.

Dùng băng dính đi kèm để cố định thiết bị vào case. Bây giờ bạn đã có thể đóng nắp case lại và mở nguồn cho máy tính hoạt động.

2. Hướng dẫn thiết lập ứng dụng trên điện thoại

2.1. Tải ứng dụng Blynk

Dùng điện thoại thông minh truy cập vào liên kết https://nhutday.com/app để tải ứng dụng Blynk tương ứng với hệ điều hành mà điện thoại của bạn đang sử dụng. Ngoài ra bạn có thể dùng Camera hoặc ứng dụng QR Code để quét mã bên dưới.

Blynk trên App Store
Blynk trên Google Play

2.2. Thiết lập Server và tạo tài khoản mới

Sau khi đã tải được ứng dụng Blynk về điện thoại, mở ứng dụng và nhấn vào Create New Account để tiến hành tạo một tài khoản mới. Bạn khoan vội nhập thông tin để tạo tài khoản, hãy nhấn vào biểu tượng bên dưới, bật sang Custom để chuyển cấu hình server Blynk mặc định về server do mình xây dựng.

Tiến hành cấu hình server theo thông số sau:

    • IP Address: blynk.nhutday.com
    • Port: 443

Nhấn OK để hoàn thành cấu hình

Lưu ý: Nếu không chuyển về server blynk.nhutday.com thì sẽ không đủ Energy để thiết lập giao diện ở bước tiếp theo.

Cuối cùng điền thông tin Email, Password và nhấn Next để tiến hành tạo tài khoản mới.

2.3. Thiết lập giao diện điều khiển trên ứng dụng

Sau khi tạo tài khoản thành công, bạn nhấn vào biểu tượng QR Code ở góc trên bên phải màn hình và quét mã QR Code bên dưới. Khi đó ứng dụng sẽ tự động thiết lập giao diện.

2.4. Lấy mã Authorize Token cho thiết bị

Chọn giao diện vừa được thiết lập, nhấn vào biểu tượng Setting nằm ở góc trên bên phải để tìm mã Authorize Token.

Lưu ý: Mã này là ngẫu nhiên và duy nhất. Bạn phải giữ kín mã Auth Token, không chia sẻ cho bất kỳ ai không có quyền điều khiển máy tính của bạn.

2.5. Cấu hình cho thiết bị

Mở cài đặt Wifi trên điện thoại của bạn, khi đó bạn sẽ thấy một Wifi có tên PC Control Pro – XXXX được tạo ra (với XXXX là 4 ký tự ngẫu nhiên). Kết nối vào mạng Wifi này và đợi một lúc sẽ thấy trang cấu hình cho thiết bị tự động được mở lên.

Lưu ý: Nếu sau khi kết nối, trang cấu hình thiết bị không tự hiện lên thì bạn mở trình duyệt web trên điện thoại và truy cập vào địa chỉ 192.168.1.1 để cấu hình.

Cấu hình thiết bị bằng cách điền đầy đủ những thông tin sau:

    • PC Name: Tên máy tính của bạn, viết liền không dấu (chấp nhận ký tự “A-Z”, “a-z”, “-” và “_”)
    • Wifi SSID: Tên wifi mà bạn đang sử dụng
    • Password: Mật khẩu wifi
    • Blynk config: các thiết lập liên quan đến Blynk (bắt buộc)
      • Server: Chọn server mặc định Nhutday.com hoặc server riêng của bạn
      • Auth Key: Mã Authorize đã lấy ở mục 2.4 phía trên.
    • Mqtt config: Các thiết lập liên quan đến kết nối Mqtt dành cho Smart Home (không bắt buộc)

Nhấn Apply để lưu thiết lập.

2.6. Chạy ứng dụng

Mở lại ứng dụng Blynk và nhấn Run để ứng dụng hoạt động. Bạn có thể kiểm tra trạng thái hoạt động của thiết bị bằng cách nhấn vào biểu tượng board mạch và xem trạng thái Online/Offline.

3. Hướng dẫn thiết lập trên Windows

3.1. Thiết lập Power Option trong Control Panel

  • Trên máy tính, vào Control Panel → Hardware and Sound → Power Options → System Settings
  • Tại mục When I press the power button → chuyển thành Shutdown
Lưu ý: Bạn có thể đổi chế độ Shut down thành Hibernal. Trong một số trường hợp không thể sử dụng chế độ Sleep vì thiết bị sẽ không xác định được trạng thái của máy tính.

3.2. Kết nối Bluetooth với máy tính

Để sử dụng được các chức năng như “Đăng nhập Windows từ xa”“mở ứng dụng từ xa” thì bắt buộc máy tính phải có hỗ trợ Bluetooth. Bạn có thể sử dụng dongle bluetooth nhỏ gọn gắn vào cổng USB phía sau case nếu chưa có.

Vào Setting của Windows → Device → Bluetooth & other devices → Add bluetooth & other devices → thêm thiết bị có tên PC Control Pro v2.0

4. Hướng dẫn sử dụng

4.1. Giao diện điều khiển tắt mở máy tính

Thiết lập chức năng “Mở ứng dụng”:

Trên Windows, kéo các ứng dụng muốn mở xuống thanh Taskbar và xếp theo thứ tự từ trái qua phải.

Trên Blynk app, nhấn Stop để chuyển app sang chế độ chỉnh sửa, sau đó chọn vào Menu Widgetthêm/xoá/sửa tên ứng dụng đúng theo thứ tự đã sắp xếp ở trên.

Lưu ý: Cần kết nối bluetooth cho chức năng này.

4.2. Giao diện thiết lập cho thiết bị

4.3. Các lệnh có thể thực hiện với Terminal

4.4. Thiết lập nâng cao

5. Các lưu ý trong quá trình sử dụng thiết bị